6 lỗi dịch thuật thường gặp mà biên dịch viên hay gặp phải
3 July, 2024.
“Ngôn ngữ là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa của trí tuệ và tâm hồn con người, và biên dịch viên chính là người giữ chiếc chìa khóa đó”. Trên con đường trở thành một biên dịch viên giỏi, những người mới vào nghề thường đối mặt với nhiều thử thách và không thể tránh khỏi những lỗi lầm kể cả những biên dịch viên giàu kinh nghiệm. Bài viết dưới đây, hãy cùng Dịch thuật Hoa Sen điểm qua 6 lỗi dịch thuật thường gặp mà các biên dịch viên hay mắc phải.
Các lỗi thường gặp trong dịch thuật và cách khắc phục như thế nào?
Lỗi dịch từng từ một (word by word)
Khi mới tiếp xúc với các bản dịch cùng với kiến thức và khả năng tra cứu hạn chế, biên dịch viên dễ mắc phải lỗi dịch từng từ, hay còn gọi là dịch theo nghĩa đen. Điều này cực kì nguy hiểm vì mỗi ngôn ngữ sẽ có những cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa riêng, nếu dùng phương pháp dịch này độ chính xác sẽ thấp. Đồng thời, bản dịch từ đó thiếu đi độ mượt mà và gây ra khó hiểu cho người đọc.
Tham khảo ví dụ dưới đây:
(1) I don’t think a single person believed me when I maintained that the pork factor was not the reason my husband and I chose to procreate in 2007.
Bản dịch của biên dịch mới:Tôi không tin một người độc thân sẽ tin tôi khi tôi quả quyết rằng vợ chồng tôi quyết định sinh con vào năm 2007 không phải vì đây là năm Hợi
Gợi ý cách dịch: Tôi nghĩ, nếu tôi nói rằng vợ chồng tôi sinh con năm 2007 không phải là vì chọn năm Hợi thì có lẽ sẽ chẳng ai tin (Nguyen và cộng sự., 2015)
Cách khắc phục: Để khác phục được lỗi này, trước khi bắt tay vào dịch, biên dịch viên cần đảm bảo hiểu rõ cả văn bản gốc và ý nghĩa toàn bộ câu hoặc đoạn văn trước khi dịch. Thay vì dịch từng từ một, hãy dịch theo ý nghĩa tổng thể của câu. Sử dụng kiến thức về ngữ pháp và cấu trúc câu để tái cấu trúc câu một cách tự nhiên và chính xác trong ngôn ngữ đích.
Việc sử dụng từ ngữ không phù hợp với ngữ cảnh là một lỗi dịch thuật phổ biến, đặc biệt như khi dịch từ một bản dịch có văn phong trang trọng sang tiếng Việt mà không giữ được sự trang trọng cần thiết. Ví dụ, khi dịch một văn bản chính thức từ tiếng Anh sang tiếng Việt, câu “We kindly request your presence at the upcoming meeting” nếu được dịch là “Chúng tôi rất mong bạn đến họp” sẽ thiếu đi sự trang trọng.
Để phù hợp với ngữ cảnh và duy trì tính lịch sự, câu này nên được dịch là “Chúng tôi trân trọng kính mời quý vị tham dự cuộc họp sắp tới”. Sự khác biệt trong cách sử dụng từ ngữ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của bản dịch mà còn gây ra sự hiểu lầm và thiếu thiện cảm không đáng có.
Cách khắc phục: Để biết nên dùng từ nào để phù hợp với ngữ cảnh của tài liệu, biên dịch cần đọc kỹ để hiểu rõ văn bản và nghiên cứu ngữ cảnh trước khi dịch.
Thiếu kiến thức chuyên ngành
Trong quá trình dịch thuật, kiến thức chuyên ngành là vô cùng quan trọng. Vì một từ ngữ trong hoàn cảnh bình thường, khi áp dụng cho chuyên ngành nào đó lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.
Ví dụ, trong một tài liệu về y tế, từ “pressure” được dịch sang tiếng Việt, nếu biên dịch viên chọn từ “áp lực” thay vì “huyết áp”, thì câu “The patient’s blood pressure needs to be monitored regularly” sẽ trở thành “Áp lực của bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên”. Điều này gây hiểu nhầm nghiêm trọng vì “áp lực” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không chính xác trong ngữ cảnh y tế, trong khi “huyết áp” mới là từ đúng.
Lỗi này không chỉ làm giảm chất lượng bản dịch mà còn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng như y tế. Vậy nên, mỗi biên dịch viên, đặc biệt là người mới bắt tay vào nghề cần phải trau dồi vốn từ chuyên ngành của mình mỗi ngày và liên tục.
Cách khắc phục: Biên dịch viên cần đầu tư thời gian và nỗ lực hết sức trong việc nghiên cứu và hiểu sâu về lĩnh vực đang dịch. Tham gia các khóa đào tạo, đọc sách, tài liệu để cập nhật kiến thức chuyên môn. Đặc biệt, tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành và bảo đảm hiểu rõ về các khái niệm và các quy trình diễn ra trong lĩnh vực đó.
Bỏ sót thông tin
Bỏ sót thông tin là một lỗi dịch thuật nghiêm trọng có thể làm mất đi ý nghĩa quan trọng của văn bản gốc. Ví dụ, trong một bản dịch hợp đồng thương mại từ tiếng Anh sang tiếng Việt, câu “The contractor shall provide the client with monthly progress reports and all the project completion documentations” nếu chỉ được dịch là “Nhà thầu sẽ cung cấp cho khách hàng báo cáo tiến độ hàng tháng và tài liệu khi hoàn thành dự án” mà bỏ qua chữ “all” thì sẽ làm thiếu đi một phần quan trọng của hợp đồng.
Dù là một chữ nhỏ bị bỏ sót cũng có thể gây hiểu lầm nghiêm trọng về trách nhiệm của nhà thầu, dẫn đến tranh chấp hoặc vấn đề pháp lý sau này. Để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ, câu này cần được dịch hoàn chỉnh là “Nhà thầu sẽ cung cấp cho khách hàng báo cáo tiến độ hàng tháng và tất cả tài liệu khi hoàn thành dự án.” Việc bỏ sót thông tin không chỉ làm sai lệch nội dung mà còn gây ảnh hưởng lớn đến tính minh bạch và trách nhiệm của các bên liên quan.
Cách khắc phục: Đọc và đối chiếu lại văn bản dịch nhiều lần, và so sánh với văn bản gốc để đảm bảo không bỏ sót thông tin quan trọng nào. Thường xuyên kiểm tra lại và sử dụng các công cụ hỗ trợ dịch thuật để phát hiện các lỗi dịch. Nếu cần, hãy nhờ sự giúp đỡ của một biên dịch khác để kiểm tra và bổ sung thêm thông tin thiếu sót.
Không chú ý đến văn hóa
Mỗi nền văn hóa có những đặc trưng khác nhau mà nếu không hiểu rõ về văn hóa của họ, biên dịch rất dễ truyền đạt sai thông điệp. Ví dụ sau đây cho thấy việc thấu hiểu cả hai nền văn hóa có vai trò quan trọng thế nào.
Vào thời gian xảy ra chiến tranh thế giới thứ 2, giữa quân và quân đội Nhật xảy ra xung đột, quân đội đồng minh đã gửi tối hậu thư đến quân đội Nhật ở thành phố Potsdam yêu cầu đầu hàng. Tại buổi hội kiến kí giả, khi nhận được câu hỏi thủ tướng Suzuki đã thẳng thắn trả lời: “Đối với chính phủ Nhật bức thông điệp đó chẳng có ý nghĩa gì hết. Việc chúng ta phải làm là Mokusachu (모쿠사츠)”.
Nội các Nhật Bản đã cẩn thận lựa chọn từ ngữ để truyền tải được thông điệp của họ. Sau đó các thành viên nội các Nhật Bản cảm thấy cần phải thỏa thuận kĩ càng việc liên quan đến chuyện đầu hàng và cần thời gian để bàn bạc nên đã truyền đạt lại rằng: “Chúng tôi không có lời nào để nói” (No comment). Không may từ Mokusachu (모쿠사츠) có nghĩa là “cứ lờ đi”, “âm thầm khinh miệt”. Người phiên dịch phía quân Tây giải thích rằng bức tối hậu thư đã bị từ chối, có thể thấy kết quả của việc phiên dịch sai này là chiến tranh vẫn tiếp tục.
Cách khắc phục: Biên dịch cần nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ của các quốc gia để hiểu sâu về giá trị, niềm tin, và lối sống của người dân nơi đó. Điều này giúp đảm bảo dịch thuật không chỉ chính xác mà còn phù hợp với bối cảnh văn hóa. Thường xuyên cập nhật tin tức và tham gia các hoạt động văn hóa để hiểu thêm về văn hóa các địa phương, từ đó nâng cao hiểu biết và giúp bản dịch của mình được trau chuốt và chính xác hơn.
Các công cụ dịch thuật AI thường dựa vào các mô hình học máy và dữ liệu lớn để dịch các đoạn văn, từ ngữ, hoặc cả tài liệu toàn bộ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này thường dẫn đến kết quả dịch không luôn đảm bảo sự chính xác và sắc nét như mong đợi, đặc biệt là trong các ngữ cảnh phức tạp, văn học, và chuyên ngành đặc thù. Công cụ dịch AI hiện tại vẫn chưa thể hiểu và phản ánh được đầy đủ các sắc thái ngôn ngữ, nghĩa của từng từ và câu trong các ngữ cảnh phức tạp.
Thêm vào đó, sự phụ thuộc vào công cụ dịch AI có thể dẫn đến mất đi sự tinh tế và sáng tạo của người biên dịch, người dùng không còn có được sự truyền tải chính xác của ý nghĩa và cảm xúc từ ngôn ngữ gốc. Điều này đặc biệt quan trọng trong các tài liệu y tế, pháp lý, marketing hay văn hóa, nơi mà sự chính xác và sự nhạy cảm với ngữ cảnh là vô cùng quan trọng. Do đó, dù công nghệ dịch thuật AI mang lại những lợi ích vượt trội về tốc độ và tiện lợi, việc sử dụng nó vẫn cần được kết hợp cẩn thận với sự can thiệp và kiểm soát của con người, đặc biệt là trong những tài liệu và ngữ cảnh đòi hỏi sự chính xác và tinh tế cao.
Cách khắc phục: Hãy sử dụng công cụ dịch AI như một công cụ hỗ trợ, không nên phụ thuộc vào nó. Kiểm tra lại bản dịch của công cụ AI và sửa các lỗi dịch đang có. Hãy sáng tạo và áp dụng sự hiểu biết chuyên môn và ngôn ngữ của bạn vào quá trình dịch để đảm bảo chất lượng và sự chính xác.
Tại sao nên chọn dịch vụ dịch thuật tại Dịch thuật Hoa Sen?
Đến với Dịch thuật Hoa Sen, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm tin tưởng về chất lượng, bởi những tôn chỉ mà chúng tôi đã và đang xây dựng để mang đến dịch vụ tốt nhất cho bạn:
Công nghệ dịch tiên tiến và tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn dịch quốc tế, dẫn đầu xu thế áp dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ dịch thuật (CAT tool).
Hệ thống kiểm soát chất lượng chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn HỆ THỐNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ DỊCH THUẬT ISO 17100:2015.
Đội nhóm làm việc với tinh thần “Chuyên nghiệp – Chất lượng – Đam mê” với trên 1.000.000 từ được dịch hàng tuần, 1000++ khách hàng hài lòng
Với những công nghệ tiên tiến và tiêu chuẩn quản lý dịch thuật nghiêm ngặt, Dịch thuật Hoa Sen luôn luôn tin tưởng có thể mang đến cho khách hàng dịch vụ bản địa hoá website chất lượng và đảm bảo uy tín hàng đầu trên thị trường. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần trợ giúp các vấn đề liên quan đến các dịch vụ dịch thuật, dịch vụ phiên dịch, hãy liên hệ ngay tới Dịch thuật Hoa Sen qua hotline: 0866 224 968 để được tư vấn những giải pháp tốt nhất!
Hãy để Dịch thuật Hoa Sen cùng đồng hành với bạn trong những mục tiêu chinh phục thế giới, đưa sản phẩm Việt, con người Việt, văn hoá Việt vươn tầm quốc tế và tạo nên những kỳ tích!
DỊCH THUẬT HOA SEN – LUÔN LUÔN ĐÚNG HẸN, TRỌN VẸN NIỀM TIN!
Tài liệu tham khảo:
NGUYỄN , H. H., CHU, T. H. M., & TRẦN, T. B. N. (2015). CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG BÀI DỊCH CỦA SINH VIÊN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI KHOA SƯ PHẠM TIẾNG ANH, ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI COMMON MISTAKES IN TRANSLATION PRACTICES BY STUDENTS: A CASE STUDY IN FELTE, ULIS, VNU NGUYỄN HẢI HÀ -CHU THỊ HUYỀN MI -TRẦN THỊ BÍCH NGỌC (ThS; Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội). – https://bit.ly/3L7RH23
Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành y tế, dịch thuật dược phẩm đã trở thành một cầu nối quan trọng giữa các quốc gia với nhau. Dịch thuật dược phẩm không chỉ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng thông tin về thuốc, hướng dẫn sử dụng, mà còn đảm bảo cho việc truyền tải thông tin y tế chính xác và hiệu quả. Qua đó, không chỉ bảo vệ quyền lợi của người bệnh mà còn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Hãy cùng khám phá vai trò và tầm quan trọng của dịch thuật dược phẩm trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển của ngành y tế.
Bạn đã bao giờ xem một buổi họp báo quốc tế và tự hỏi làm thế nào những người phiên dịch có thể "bắt kịp" những ý chính của diễn giả? Hay bạn từng thắc mắc tại sao trong các bộ phim tài liệu, giọng nói của người phiên dịch lại xuất hiện gần như đồng thời với giọng nói gốc? Bí mật nằm ở hai kỹ thuật phiên dịch đặc biệt: phiên dịch đuổi và phiên dịch song song. Mỗi kỹ thuật đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng và được áp dụng trong những trường hợp cụ thể. Hãy cùng Hoa Sen khám phá thế giới đầy thú vị của hai hình thức phiên dịch này nhé!
Trong lĩnh vực phiên dịch, kỹ năng và chuyên môn của phiên dịch viên đóng vai trò quyết định trong việc truyền tải chính xác và hiệu quả thông điệp giữa các ngôn ngữ. Đặc biệt, đối với phiên dịch viên tiếng Hàn, việc sở hữu những kỹ năng chuyên môn vững vàng không chỉ giúp họ vượt qua những thách thức ngôn ngữ mà còn tạo nên sự khác biệt trong chất lượng dịch thuật. Bài viết này sẽ giới thiệu 8 kỹ năng phiên dịch tiếng Hàn thiết yếu mà mỗi phiên dịch viên giỏi cần có.
Sự tiến bộ không ngừng của công nghệ ô tô trên toàn cầu đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận và làm chủ những thành tựu mới nhất. Dịch thuật tài liệu kỹ thuật ô tô chính là chìa khóa mở ra cánh cửa tri thức, giúp các kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận kho tàng kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô trong nước. Trong bài viết này, hãy cùng dịch thuật Hoa Sen làm rõ lý do dịch thuật tài liệu kỹ thuật ô tô là yếu tố quyết định thành công trong ngành ô tô cũng như những thách thức trong ngành này.
Mỗi khi nhắc tới phiên dịch, đặc biệt là phiên dịch cabin, mọi người thường sẽ thốt lên rằng: "một ngày chắc kiếm được nghìn đô nhỉ?" Đồng thời, đi theo đó là suy nghĩ làm phiên dịch khá dễ dàng, chỉ cần có chút kĩ năng về ngôn ngữ, hay thi được chứng chỉ điểm cao là có thể theo đuổi nghề này.
Trước đây, khi nhắc đến biên phiên dịch, nhiều người thường tỏ ra lạ lẫm và mơ hồ về tầm quan trọng của nghề này. Tuy nhiên, với sự bùng nổ trong các lĩnh vực như thương mại quốc tế, công nghệ và dịch vụ đã dẫn đến một sự gia tăng mạnh mẽ trong nhu cầu dịch thuật. Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp, ngành dịch thuật tại Việt Nam đã trải qua những biến đổi đáng kể trong những năm gần đây. Bài viết này bàn về sự thay đổi của nhu cầu dịch thuật của Việt Nam trong năm 2024, đồng thời phân tích top 5 ngành nghề có nhu cầu dịch thuật cao nhất trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngành dệt may Việt Nam đang có nhiều sự thay đổi và cải tiến mạnh mẽ, và để duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế, việc tiếp cận và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến là điều không thể thiếu. Trong đó, việc dịch thuật tài liệu kỹ thuật ngành may đóng vai trò quan trọng, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy trình, thiết bị, tiêu chuẩn mới nhất, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và gia tăng sức cạnh tranh. Hãy cùng Dich thuật Hoa Sen tìm hiểu về dịch tài liệu kỹ thuật ngành may cũng như nhu cầu, lợi ích, khó khăn của chuyên ngành đặc thù này.
Trong thế giới đa dạng văn hóa, việc truyền tải thông điệp giữa các nền văn hóa khác nhau là một thách thức lớn. Hai khái niệm "bản địa hóa" và "dịch thuật" thường được sử dụng để đảm bảo sự giao tiếp hiệu quả. Tuy nhiên, mặc dù cùng hướng tới mục tiêu đó, bản địa hóa và dịch thuật có những điểm khác biệt cốt lõi mà chúng ta cần nắm rõ để tránh nhầm lẫn và đạt được hiệu quả tối ưu trong việc truyền đạt thông tin.
Trung Quốc và Nhật Bản - hai cường quốc trên thế giới - mang đến những đóng góp đầy cảm hứng cho nền kinh tế thế giới. Trong khi Trung Quốc với sự phát triển kinh tế vượt bậc, thì Nhật Bản lại nổi danh với sự sáng tạo và tiến bộ khoa học. Điều này làm cho tiếng Trung và tiếng Nhật không chỉ đơn giản là ngôn ngữ mà còn là những phương tiện quan trọng trong việc nối kết và phát triển kinh tế toàn cầu. Vậy bạn đã biết đến sự tương đồng trong ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Nhật chưa?
Dịch thuật Hoa Sen là công ty hàng đầu trong lĩnh vực ngôn ngữ và bản địa hóa. Giải pháp của chúng tôi bao gồm biên dịch, bản địa hóa, phiên dịch, dịch phim, thu âm, lồng tiếng.